Hướng dẫn tự bảo trì máy phát điện
Lịch bảo trì định kỳ máy phát điện ( chu kỳ bảo dưỡng máy phát điện)
Công tác làm bảo trì bảo dưỡng cho máy phát điện thường được khuyến cáo theo 2 chỉ số sau: Khoảng 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước. Tùy thuộc vào môi trường điều khiện làm việc của máy phát điện để có thể làm bảo dưỡng ở thời gian sớm hơn hoặc muộn hơn.
Vật tư cần thay thế định kỳ cho máy phát điện
– Nhớt bôi trơn
– Nước làm mát và hóa chất chống đông cặn trong nước
– Lọc nhớt
– Lọc nhiên liệu
– Lọc nước làm mát
– Lọc gió
Thay những vật tư hao mòn theo thời gian ( hạn sử dụng)
– Bình Ác quy
– Giây curoa
– Sạc tự động Ác Quy bằng điện lưới
– Ống dẫn dầu
– Ống dẫn nước làm mát
Nội dung công việc khi làm bảo trì định kỳ
Test và kiểm tra tất cả các hạng mục được liệt kê bên dưới:
A – HỆ THỐNG GIẢI NHIỆT:
1- Sục rửa két nước bằng dung dịch chuyên dụng
2- Thay nước làm mát chống đông cặn
3- Xịt rửa dàn dải nhiệt, và vệ sinh bên ngoài két nước
4- Kiểm tra rò rỉ hệ thống giải nhiệt động cơ
5- Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát
6- Kiểm tra dây curoa
7- Kiểm tra cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió
8- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ
B- HỆ THỐNG BÔI TRƠN
1- Thay dầu nhớt
2- Thay lọc dầu
3- Thay lọc dầu nhánh
4- Kiểm tra rò rỉ dầu (trên động cơ và trên các lọc)
5- Kiểm tra nhiệt độ dầu
6- Kiểm tra áp lực dầu
C- HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
1- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu
2- Thay lọc nhiên liệu
3- Thay lọc tách nước
4- Kiểm tra nhiệt nhiên liệu (cấp và hồi)
5- Kiểm tra bơm dầu cao áp
D- HỆ THỐNG KHÍ NẠP
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống khí nạp
2- Kiểm tra khớp nối (mềm & cứng)
3- Kiểm tra trạng thái khí nam
4- Kiểm tra lọc thông hơi Catte
5- Thay lọc gió
6- Kiểm tra nhiệt độ khí nạp
E- HỆ THỐNG KHÍ THẢI
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống thoát khói
2- Kiểm tra màu khí thải
3- Kiểm tra hệ thống ống xả khói
4- Thay thế ron các khớp nối ống khói
G- HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
1- Kiểm tra Sạc ắcc quy (Diamo sạc và sạc tự động nguồn điện lưới)
2- Mức nước Axit của Ác quy (đối với Ác quy nước)
3- Đo điện Áp Ác quy
4- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy
5- Đo nội trở Ác quy
6- Kiểm tra cực của Ác quy
7- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy
8- Kiểm tra củ đề
H- ĐỘNG CƠ
1- Kiểm tra tổng thể trước khi chạy máy
2- Kiểm tra tổng thể trong quá trình chạy máy
3- Kiểm tra tiếng động lạ trong quá trình chạy máy
4- Kiểm tra độ rung của máy trong quá trình chạy
5- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển
6- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn máy phát điện
I- ĐẦU PHÁT ĐIỆN
1- Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp động lực
2- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát
3- Đo độ cách điện cuộn dây
K- BẢNG ĐIỀU KHIỂN
1- Kiểm tra tổng thể bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, Thông số hiển thị
2- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU
3- Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo